Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, từ 2020-2024 số thí sinh dự thi tổ hợp khoa học xã hội liên tục tăng cao qua các năm (theo bảng trên).
Ông Chương cho rằng, việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh sớm khiến chỉ tiêu để xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT bị thu hẹp, nhiều em điểm thi cao nhưng vẫn không đỗ được nguyện vọng mình yêu thích tạo tâm lý xã hội không tốt cho hàng ngàn thí sinh và phụ huynh.
Ngoài ra, xiệc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trong năm học 2020-2021 còn gặp khó khăn bởi nhiều lý do khách quan như diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, chưa có đội ngũ chuyên gia chuyên trách. Ban soạn thảo đề thi phải huy động giáo viên, giảng viên từ các cơ sở giáo dục vừa dạy học, ôn luyện vừa tham gia công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi. Điều này dẫn đến khó khăn trong bảo đảm tính độc lập làm nảy sinh băn khoăn trong dư luận về sự khách quan của công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi để xây dựng đề thi cho các kỳ thi.
Quá trình tổ chức kỳ thi tốt nghiệp còn để xảy ra một số thiếu sót cục bộ tại địa phương trong công tác in sao đề thi, coi thi đã được xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
Giai đoạn 2025-2030, thi tốt nghiệp giữ ổn định phương thức thi trên giấy
2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, mỗi thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Nông nghiệp, Công nghệ Công nghiệp). Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi trắc nghiệm.
Giai đoạn 2025-2030, kỳ thi tốt nghiệp sẽ giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của kỳ thi. Giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và trên máy tính). Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện, sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Bộ GD-ĐT sẽ đề xuất tính công bằng trong việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh. Cụ thể khi sử dụng điểm này cần bảo đảm tính công bằng nếu dùng nhiều tổ hợp môn (tổ hợp tuyển sinh) để xét tuyển vào cùng một ngành.
Đối với các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy,... do các cơ sở giáo dục tổ chức, Bộ GD-ĐT ban hành trong quy chế tuyển sinh cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng.
Mặt khác, thời điểm công bố kết quả xét tuyển sớm cần phải sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
May mắn thì được các thành viên bên gia đình chồng thương yêu đùm bọc, còn ngược lại thì cay đắng trăm bề. Ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có chồng là chỗ dựa.
Nếu người chồng tốt tính, tốt nết, cương trực, thẳng thắn và biết thương vợ thì không sao còn ngược lại thì sống ở cái nơi được gọi là nhà ấy cũng chẳng khác gì địa ngục.
Nói như vậy, có lẽ sẽ khiến các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ bi quan khi nghĩ đến mấy chữ lập gia đình. Nhưng từ thực tế cuộc sống làm dâu của chính mình, tôi dám khẳng định một điều rằng, họa đôi khi cũng do chính mình mà ra.
Được nhà chồng yêu thương hay không phần nào đó cũng phụ thuộc vào những kẻ đi làm dâu hay còn gọi là những kẻ khác máu tanh lòng chúng mình.
Trong gia đình mình, tôi vừa là em chồng cũng vừa là chị chồng, lại là người lập gia đình muộn nhất. Có lẽ mẹ tôi linh thiêng muốn tôi nhìn thấy rồi học hỏi những người đi trước nên mới sắp xếp như vậy. Mà người để tôi học hỏi trước khi xuất giá tòng phu lại chính là chị dâu và em dâu tôi.
Tôi nghĩ không có gì là xấu hổ khi mình là chị mà phải nhìn nhận cách làm dâu từ một người mình gọi là em. Bởi cuộc sống này có muôn điều bất ngờ mà không phải cứ được sinh ra, có mặt ở đời là đã biết. Họ lập gia đình trước, đối diện với những mối quan hệ phức tạp trước, cách họ giải quyết thấu đáo những mối quan hệ phức tạp ấy như thế nào.
Tôi âm thầm quan sát và nhìn nhận rồi bỏ túi những kinh nghiệm sống khi đi làm dâu để hi vọng bản thân không làm buồn vong linh mẹ, không muối mặt bố (khi mình không được nhà chồng thương yêu thừa nhận).
Trong mắt tôi, chị dâu và em dâu là những người không thể chê vào đâu được, họ là những người rất tuyệt vời. Có lẽ ông trời thương xót bố con tôi góa bụa, côi cút, nên đã giúp anh trai và em trai tôi lấy được những người con gái được tính được nết về làm vợ. Hay đây chính là phúc phần của đại gia đình tôi.
Đối với chúng tôi, chị dâu như một người mẹ, vì chị dâu và anh trai đã cùng bố chung tay, chung sức, nuôi chúng tôi ăn học, khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho chúng tôi - những đứa trẻ sớm thiếu vắng sự bảo ban và bàn tay chăm sóc ân cần của người mẹ.
Chị em dâu và chị em chồng chúng tôi rất gần gũi, thân thiện và tình cảm từ trong cách xưng hô với nhau. Với chúng tôi, chị luôn xưng hô là chị, gọi tất cả chúng tôi là em. Ngót 30 năm tôi chưa một lần nghe chị xưng hô "tôi", hay "bác".
Cách xưng hô của chị cho chúng tôi cảm giác gần gũi thân thiện, không hề có khoảng cách "khác máu tanh lòng" như người đời vẫn nói. Em dâu tôi cũng vậy, rất gần gũi và thân thiện đến mức chị em chúng tôi không phải né tránh, không phải dối lòng, không phải nhẫn nhịn hay lựa chọn cách cư xử.
Giữa chị em dâu với chị em chồng, chúng tôi cởi mở, chân thành, thật lòng gắn bó, tôn trọng nhau, giúp đỡ cũng như động viên nhau trong cuộc sống.
Bố mẹ sinh được cả thảy 5 anh em, hiện tại chúng tôi đã là 5 gia đình, chị dâu và anh cả ở xa một chút, còn lại chúng tôi ở quây quần bên bố, kẻ ở cách 100m, kẻ nửa cây số còn bản thân tôi cách nửa giờ đi xe máy.
Mỗi khi có việc gia đình, giỗ chạp ông bà hay mẹ, anh chị tôi ở xa nhất cũng kịp chở nhau về bằng xe máy trước 8h sáng, chị em tôi ở gần cũng lục tục kéo đến mỗi người mỗi việc làm cơm cúng ông bà và cúng mẹ.
Chúng tôi có 5 anh em, mỗi đứa mỗi nết, thế nhưng suốt 30 năm, từ ngày anh cả lập gia đình, bố tôi chưa một lần phải đứng ra phân xử bất cứ chuyện gì. Bố tôi sống cùng vợ chồng cậu em trai áp út. Ông bà ta vẫn thường nói trẻ tham ăn già trái thói, hay một đời người hai đời con nít... để nói đến nỗi vất vả khó khăn như thế nào khi sống bên cạnh một người già.
Thế nhưng kể cả chị dâu, lẫn em dâu tôi đều rất lễ phép trong cách cư xử với bố. Cách cư xử vừa hiện đại theo ý mình vừa cổ súy phong kiến theo ý bố để nhà cửa lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Phận gái cũng đi làm dâu nên chị em chúng tôi luôn thông cảm sẻ chia, trên hết là động viên nhau để vượt qua những vất vả trong cuộc sống. Sớm bỏ túi những điều trông thấy trong cuộc sống đã giúp chị em gái chúng tôi tự hoàn thiện mình khi xuất giá làm dâu nhà người.
Mẹ mất sớm, chỉ còn mình bố, nếu cuộc sống của bố có xen lẫn tiếng bấc tiếng chì, hay những tiếng thở dài cùng với nét mặt rầu rĩ sẽ khiến chị em gái chúng tôi lo lắng, không yên lòng vì thương bố và tủi thân cho chính mình.
Ở gia đình, mặc dù đã thuộc lớp người xưa nay hiếm, bố tôi vẫn là trụ cột, anh chị em chúng tôi vẫn chịu sự điều hành từ bố trong mọi công việc lớn nhỏ. Dù chưa một lần nghe bố vạch ranh giới nhưng bản thân chúng tôi luôn hiểu rõ rằng đi lấy chồng, nơi mình cần vun vén là nơi mình đang sống và sinh con đẻ cái. Còn nhà của bố đẻ mình giao phó cho chị dâu và em dâu.
Cũng như mình, đi lấy chồng là gánh vác giang sơn nhà chồng. Công lớn việc nhỏ chị em gái chúng tôi chỉ là người giúp sức, góp ý. Còn làm sao và làm như thế nào là trách nhiệm của chị dâu và em dâu. Họ có trách nhiệm đối nội, đối ngoại, có trách nhiệm tạo dựng và duy trì niềm vui, niềm hạnh phúc trong ngôi nhà ấy.
Nói như vậy nghe ra thì nặng nề, nhưng nghĩ đến bản thân cũng đi làm dâu, cũng chỉ mong mình sống và làm được như họ cũng may mắn lắm rồi.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X. VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! |
Buổi casting có sự góp mặt của 5 vị giám khảo: Nam vương Toàn cầu 2021 Danh Chiếu Linhh, Á hậu 4 Siêu quốc gia 2023 Đặng Thanh Ngân, Đạo diễn catwalk Hà Quốc Đại, đại diện Đại học Nam Cần Thơ Á khôi Lê Thị Kim Hậu và Thạc sĩ Nguyễn Nhật Trường.
Mister Vietnam mùa 2 cũng đã có buổi casting ở Miền Bắc và tiếp xúc thí sinh ở nhiều tỉnh, thành khác. Tiêu chí hàng đầu là tìm được thí sinh hội tụ đủ 5 xu hướng các cuộc thi nhan sắc thế giới: Runway Star - Ngôi sao sàn diễn; Commercial Face - Gương mặt quảng cáo; Slim Fit Body - Hình thể cân đối; Multi - Talented - Đa năng; Content Creator - Sáng tạo nội dung.
Ông Phúc Nguyễn - Chủ tịch cuộc thi Mister Vietnam, cho biết khá bất ngờ và hãnh diện khi thông tin về cuộc thi đã lan toả sâu rộng, giúp BTC nhận được nhiều hồ sơ đăng ký và đã nhìn ra được nhiều ứng viên tiềm năng.
“Đặc biệt, trong số các thí sinh BTC đã tiếp xúc trực tiếp, có nhiều ứng viên là Kiện tướng quốc gia, nhiều thí sinh có trình độ học vấn cao và những mẫu nam có tên tuổi…”, ông chia sẻ.
Mister Vietnam chính thức được chấp thuận tổ chức từ tháng 10/2023, nhưng chung kết sẽ diễn ra vào năm 2024. Tiêu chí cuộc thi năm nay yêu cầu chiều cao đạt chuẩn, còn lại thí sinh có hình thể chưa hoàn hảo, mập hay ốm, có kỹ năng hay chưa… đều được chấp nhận.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
BTC cho rằng cuộc thi không chỉ là một cuộc thi để tìm ra những nhân tố đẹp ngoại hình, phù hợp, mà là một hành trình tìm kiếm, phát hiện, huấn luyện, đào tạo nên những nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất, phù hợp tiêu chí của cuộc thi.
Mai Thư